Để đo lượng mức độ ô nhiễm không khí của các quốc gia, một bảng xếp hạng đã được hình thành trong những năm gần đây. Vậy, các tiêu chí nào được dùng để tính toán bảng xếp hạng này? Xếp hạng ô nhiễm không khí Việt Nam trên toàn thế giới là bao nhiêu?
Tham khảo sản phẩm máy lọc không khí không cần thay bộ lọc
1.Bảng xếp hạng ô nhiễm không khí là gì?
Bảng xếp hạng ô nhiễm không khí là các hệ thống thứ bậc được các tổ chức định ra nhằm so sánh chất lượng không khí tại các quốc gia trên toàn thế giới. Có không ít bảng xếp hạng được tạo ra hàng năm, do cá nhân hoặc do tổ chức, sử dụng đa dạng chỉ số cũng tiêu chí để xếp hạng. Tuy nhiên, bảng xếp hạng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay là bảng xếp hạng sử dụng chỉ số AQI – Chỉ số chất lượng không khí.
2.Cách tính xếp hạng ô nhiễm không khí
Vị trí cao hay thấp trên bảng xếp hạng ô nhiễm không khí thế giới của các quốc gia tùy thuộc vào chỉ số AQI của quốc gia đó cao hay thấp. Chỉ số AQI càng cao đồng nghĩa với vị trí trên bảng xếp hạng ô nhiễm thế giới càng cao, và ngược lại.
Để có thể đo lường và tính toán được chỉ số AQI, chúng ta cần thông số quan trắc của 5 thành phần ô nhiễm. Bao gồm: CO, NO2,SO,O3 và bụi mịn. Dựa vào kết quả tính, chúng ta sẽ phân phân chỉ số AQI thành 6 nhóm, theo thứ tự: Tốt, trung bình, không lành mạnh đối với các nhóm nhạy cảm, không lành mạnh, rất không lành mạnh và cuối cùng là nguy hiểm.
2.1.Ozone mặt đất (O2)
Ozone thường được nhắc đến là một lớp bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công của các tia tử ngoại độc hại từ trên cao. Tuy nhiên, khi loại khí này xuất hiện ở mặt đất, thường được nhắc đến với thuật ngữ Ozone tầng đối lưu, Ozone xấu. Lớp bảo vệ chúng ta khỏi tác động của tia tử ngoại sẽ biến thành một chất gây ô nhiễm không khí.
Không chỉ góp phần vào tình trạng ô nhiễm không khí, Ozone trên mặt đất đủ cao có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh, làm hạn chế khả năng hấp thụ CO2 của chúng. Từ đó gây ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường không khí.
2.2.Ô nhiễm phân tử (bụi mịn)
Ô nhiễm phân tử, hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là ô nhiễm bụi mịn. Được đánh giá qua 2 chỉ số là chỉ số bụi mịn PM 2.5 và chỉ số bụi mịn PM 10. Đây là 2 thành phần chính có mặt trong không khí ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người thông qua đường hô hấp.
Hiểu theo một cách đơn giản nhất, PM2.5 là bụi mịn có kích thước 2,5 micromet, và PM10 là bụi mịn có kích thước 10 micromet. Hai loại hạt này sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong hoạt động công nghiệp, bụi bẩn từ quá trình xây dựng, …Đặc biệt là khí thải từ các phương tiện giao thông lưu thông trên đường. Điều này cũng giúp chúng ta lý giải vì sao nồng độ bụi mịn tại các thành phố luôn cao hơn ở các nông thôn.

2.3.Nitrogen Dioxide (NO2)
Nitrogen Dioxide là một chất gây ô nhiễm không khí được tạo thành thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu của các phương tiện giao thông. Một phần nhỏ đến từ quá trình oxy hóa. Đây không chỉ là một chất gây hại trực tiếp đến môi trường, nó còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người với triệu chứng là các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, khó thở, .. thậm chí là tổn thương tim mạch.
2.4.Sulfur Dioxide (SO2)
Đây là một loạt hỗn hợp khí hóa học được sinh ra chủ yếu trong quá trình sản xuất công nghiệp, vận hành của các nhà máy. Ngoài gây hại với con người và đời sống của các loại thủy sinh vật, SO2 còn gây hại đến môi trường không khí, là tác nhân chính gây ra hiện tượng mưa Axit đáng sợ.
2.5.Carbon Monoxide (CO)
Là một chất gây ô nhiễm không khí không mùi, không màu, và vô cùng độc hại. Được hình thành chủ yếu trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn các loại nguyên liệu và phương tiện giao thông chính là nguồn phát thải chính. Điều này giải thích tại sao các khu đô thị, thành phố lớn, có sự tập trung nhiều của các phương tiện đi lại hàm lượng phát thải Carbon Monoxide cao đến vậy.
Là chất gây ô nhiễm không khí được nhắc đến nhiều nhất với mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người vô cùng khủng khiếp. Người hít phải khí CO nhiều có thể mắc phải các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, thiếu oxy trong máu,.. nếu nhẹ. Hoặc mắc phải các bệnh nghiêm trọng có liên quan hệ hô hấp và tim mạch, thậm chí tử vong nếu nặng.
3.Xếp hạng ô nhiễm không khí Việt Nam
Theo báo cáo của IQAIR, cho đến hết năm 2022, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 36/118 quốc gia về mức độ ô nhiễm không khí, tính theo chỉ số AQI. Nồng độ bụi mịn PM2.5 được tính vào thời điểm đó cao gấp gần 5 lần so với tiêu chuẩn được quy định bởi tổ chức Y Tế Thế Giới (WTO).
Mặc dù đã có nhiều đề tài về cải thiện ô nhiễm không khí tại Việt Nam được đưa ra, nhiều giải pháp được thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam chúng ta vẫn chưa cho thấy những sự thay đổi theo hướng tích cực. Các chỉ số về ô nhiễm không khí trong năm 2023, tính tới thời điểm này vẫn đang rất cao, thậm chí cao hơn so với năm 2022.
Mặc dù biết rằng để cải thiện được tình trạng ô nhiễm, để cải thiện xếp hạng không khí Việt Nam trên bảng xếp hạng ô nhiễm không khí thế giới, chúng ta cần rất nhiều thời gian chứ không thể làm được trong một sớm một chiều. Chúng ta cần nhiều thời gian có thể thay đổi được nhận thức, cần nhiều thời gian để các biện pháp cho thấy kết quả tốt.

Trong thời gian chờ đợi, cần có những biện pháp thay thế ngắn hạn
Chúng ta không thể chờ đợi các biện pháp mang lại hiệu quả, chờ thứ xếp hạng ô nhiễm không khí Việt Nam trên bảng xếp hạng mức độ ô nhiễm không khí cải thiện mà không làm bất cứ hành động gì. Để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như sức khỏe của những người thân yêu trong gia đình.

Trong thời gian chờ bầu không khí chung thay đổi, trước hết chúng ta phải thay đổi chất lượng không khí trong nhà. Bằng cách sử dụng các sản phẩm máy lọc không khí, đặc biệt là các sản phẩm máy lọc không khí hàng đầu Airdog. Bằng cách này, ít nhất chúng ta sẽ được an toàn trong dưới mái nhà của chúng ta.
Tham khảo các sản phẩm máy lọc không khí Airdog
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CAO ĐẠI TÍN
Địa chỉ: 142 Đường Thạnh Xuân 22, khu phố 5, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0929.656.789